Tái chế phế liệu là gì? Tìm hiểu chi tiết về tái chế phế liệu

Tái chế phế liệu là quá trình thu gom, phân loại và xử lý tất cả những vật phẩm đã qua sử dụng, bị loại bỏ hoặc không còn giá trị sử dụng để biến chúng thành sản phẩm có ích. Quá trình này thường đòi hỏi nhiều thời gian và áp dụng các phương án tương ứng để xử lý phế liệu tốt nhất.

Lợi ích lớn nhất của tái chế phế liệugiảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tiếp đó là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thải khu cầu khai thác nguyên liệu thô. Từ đó, bảo vệ nguồn tài nguyên nước nhà và giảm hiệu ứng nhà kính không mong muốn. Bên cạnh đó, việc tái chế phế liệu còn giúp tạo ra việc làm cho người lao động và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà và góp phần làm cho Việt Nam ngày càng sạch đẹp hơn.

Trong bối cảnh phế liệu phế thải ngày càng nhiều, Phế liệu Sao Việt đã ra đời và triển khai dịch vụ thu mua phế liệu trên diện rộng, giá cao. Các điểm mạnh của Phế liệu Sao Việt là có quy trình thực hiện đơn giản, giá thu gom cao và đa dạng cơ sở thu mua. Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng khách hàng và đối tác của Phế liệu Sao Việt chạm đến mức 10.000 khách hàng.

Tái chế phế liệu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người
Tái chế phế liệu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người

Hiểu rõ về phế liệu và tái chế phế liệu

Trước khi đi chi tiết về tái chế phế liệu, hãy cùng tìm hiểu khái niệm về phế liệu và tái chế nhé!

Phế liệu là gì?

Trong Khoản 27 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nêu rõ khái niệm phế liệu là gì như sau:

Phế liệu là toàn bộ các vật liệu được thu hồi, phân loại từ những vật liệu, sản phẩm được loại ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng. Chúng được dùng để làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất khác.

Phế liệu, hiểu một cách đơn giản, là những vật liệu hoặc sản phẩm đã qua sử dụng, không còn đáp ứng được mục đích ban đầu. Tuy nhiên, thay vì trở thành rác thải vô ích, nhiều loại phế liệu vẫn có giá trị tái chế, tái sử dụng, giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Dựa vào chất liệu và nguồn gốc, phế liệu được phân thành nhiều loại, phổ biến nhất gồm:

  • Kim loại: Bao gồm sắt, thép, đồng, nhôm, chì… Những loại này có thể được nấu chảy và tái chế thành vật liệu mới.

  • Giấy: Như giấy báo, bìa carton, giấy vụn… thường được tái chế để sản xuất giấy tái sinh.

  • Nhựa: Chai nhựa, túi nilon, đồ chơi nhựa… có thể tái chế để tạo ra sản phẩm nhựa mới, giảm ô nhiễm môi trường.

  • Cao su: Lốp xe, dây cao su… có thể tái chế thành hạt cao su, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

  • Thuỷ tinh: Chai lọ thủy tinh có thể được làm sạch, tái chế thành sản phẩm thủy tinh mới.

  • Điện tử: Gồm điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử… chứa nhiều kim loại quý có thể thu hồi và tái chế.

Việc thu gom và tái chế phế liệu không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải mà còn đóng góp tích cực vào nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới một môi trường xanh – sạch – đẹp hơn.

Có nhiều loại phế liệu trên thị trường
Có nhiều loại phế liệu trên thị trường

Tái chế phế liệu là gì?

Tái chế phế liệu là quá trình thu gom rác thải hoặc những vật liệu đã qua sử dụng để làm thành các sản phẩm, vật liệu mới có ích cho con người. 

So với các giải pháp xử lý rác thải như chôn lấp, đốt, ủ phân thì việc tái chế phế liệu mang lại nhiều lợi ích hơn cả. Quý khách có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây để biết chi tiết hơn:

Giải phápƯu điểmNhược điểm
Tái chế phế liệu
  • Giúp giảm tối đa lượng rác thải ra môi trường
  • Tiết kiệm tốt nguồn nguyên liệu thô trong thiên nhiên
  • Tiết kiệm năng lượng sản xuất nhiều vật phẩm mới
  • Giảm tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
  • Hỗ trợ tạo ra các nguồn nguyên liệu mới, giảm tối đa các chi phí sản xuất 
  • Tạo lượng công ăn việc làm 
  • Muốn tái chế hiệu quả, trước tiên phải cần thực hiện quá trình thu gom và phân loại nghiêm ngặt.
Chôn lấp
  • Có thể giải quyết ngay lượng rác thải lớn
  • Chi phí đầu tư, xử lý vô cùng thấp
  • Chiếm diện tích đất đai lớn
  • Gây ô nhiễm nặng tới môi trường đất, mạch nước ngầm
  • Gây ra khí metan, làm biến đổi khí hậu
  • Rác thải không thể phân huỷ tới hàng nghìn năm
Đốt rác
  • Giảm lượng rác đáng kể
  • Gây ô nhiễm môi không khí nghiêm trọng
  • Chi phí đầu tư, vận hành cao
Ủ phânCó thể biến rác thải thành phân bón
  • Chỉ có thể áp dụng với loại rác thải hữu cơ
  • Tạo mùi hôi
  • Phải có diện tích và quy trình xử lý khoa học

Các bước trong quy trình tái chế phế liệu

Quy trình tái chế phế liệu gồm có 3 bước chính như sau:

Bước 1: Thu gom phế liệu

Phế liệu được thu gom từ rất nhiều nguồn khác nhau. Đó có thể là phế liệu từ gia đình, cơ sở sản xuất, nhà xưởng hay khu công nghiệp.

Bước 2: Phân loại phế liệu

Sau khi phế liệu được thu gom về kho bãi của công ty, đơn vị sẽ bắt đầu thực hiện quá trình phân loại. Việc phân loại này giúp ích rất lớn cho quá trình tái chế và tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt nhất.

Bước 3: Xử lý và tái chế phế liệu

Đây là bước cuối cùng trong quá trình tái chế. Các đơn vị áp dụng nhiều công nghệ tái chế phù hợp với từng loại phế liệu:

  • Kim loại: Áp dụng các công nghệ tái chế như nấu chảy, cán, kéo kim loại
  • Nhựa: Sử dụng những công nghệ tái chế như nghiền và tạo hạt, tái chế hoá học hay nhiệt phân để phân huỷ nhựa tạo ra dầu, khí và than
  • Thuỷ tinh: Đại đa số các nhà tái chế đều áp dụng công nghệ nấu chảy và táo hình để tái chế những phế liệu từ thuỷ tinh.
  • Điện tử: Với phân loại phế liệu này cần phải xử lý cẩn thận để tránh gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Công nghệ tái chế mà đơn vị áp dụng gồm tháo dỡ để thu hồi các linh kiện có giá trị
  • Cao su: Phế liệu cao su được tái chế bằng công nghệ nghiền nhỏ hoặc nhiệt phân.
Quy trình tái chế dễ hiểu
Quy trình tái chế dễ hiểu

Xem thêm: Mách bạn cách xử lý nguyên liệu phế thải chuẩn nhất

Lợi ích vượt trội của tái chế phế liệu

Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ Việt Nam và thế giới khuyến khích người dân nên thu gom và đẩy mạnh công tác tái chế phế liệu. Sở dĩ có sự thúc đẩy này là vì:

Lợi ích về môi trường

Tái chế phế liệu mang lại nhiều giá trị to lớn đối với môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên:
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của tái chế là giảm nhu cầu khai thác tài nguyên mới. Nhờ vào việc tái chế kim loại, nhựa, giấy và nhiều loại vật liệu khác, chúng ta hạn chế đáng kể việc khai thác gỗ, quặng kim loại, dầu mỏ… Điều này không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt mà còn giảm tác động đến hệ sinh thái.

Giảm ô nhiễm môi trường:
Tái chế giúp giảm đáng kể lượng rác thải cần chôn lấp hoặc đốt bỏ. Khi lượng rác thải giảm, nguy cơ ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí cũng được hạn chế tối đa. Ngoài ra, việc tái chế cũng giúp giảm phát thải khí nhà kính – nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng một môi trường xanh – sạch – bền vững hơn.

Quá trình tái chế các phế liệu giúp bảo vệ môi trường
Quá trình tái chế các phế liệu giúp bảo vệ môi trường

Lợi ích về kinh tế

Tái chế phế liệu đem đến những lợi ích lớn về mặt kinh tế như sau:

  • Giúp giảm tối đa chi phí sản xuất: Việc dùng những nguyên liệu tái chế sẽ giảm tối đa chi phí mà các đơn vị cần dùng trong công tác khai thác nguyên liệu thô và làm mới sản phẩm.
  • Tạo ngành công nghiệp mới: Công nghiệp tái chế ra đời đã tạo dựng công ăn việc làm cho không ít người dân. Song song với đó, nhiều người còn phát hiện tiềm năng của ngành kinh doanh thu gom phế thải phế liệu. Từ đó, góp phần trong công tác thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, có nguồn thu nhập đáng kể.
  • Tăng giá trị sản phẩm: Tất cả những sản phẩm tái chế thường có tính bền vững và thân thiện với môi trường sống của con người. Chính vì thế, giá trị của chúng thường cao hơn nhiều so với các sản phẩm ban đầu. 
Giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà
Giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà

Lợi ích xã hội

Tái chế phế liệu không chỉ mang lại giá trị về môi trường mà còn tạo ra nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững.

  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Thông qua các hoạt động thu gom và tái chế, cộng đồng dần có ý thức hơn về lối sống xanh – sạch, từ đó hình thành thói quen phân loại rác, giảm thiểu chất thải và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm.

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Khi lượng rác thải được xử lý hiệu quả, môi trường sống trở nên trong lành hơn, giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất… Từ đó, sức khỏe con người được bảo vệ, hạn chế các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm môi trường.

  • Tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế: Ngành tái chế phế liệu mở ra nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt cho những lao động phổ thông, chưa có tay nghề. Nhờ đó, nhiều người có thu nhập ổn định, góp phần giảm thiểu khoảng cách giàu – nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Tạo việc làm cho người dân
Tạo việc làm cho người dân

Ứng dụng của vật liệu tái chế

Các vật liệu tái chế được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Chi tiết thông tin về ứng dụng như sau:

Các sản phẩm được tạo ra từ vật liệu tái chế

Trong cuộc sống thường nhật, có lẽ ai trong số chúng ta cũng đã không ít lần nhìn thấy sự xuất hiện của những vật liệu tái chế từ nhựa, giấy, kim loại. Ví dụ như:

  • Vật liệu tái chế từ nhựa: Bàn, ghế, thùng rác, chậu cây hay ống dẫn, tấm lợp…
  • Giấy tái chế: Được tái chế thành những tập giấy nháp, giấy vệ sinh hay các vật liệu cách âm phòng…
  • Kim loại: Được tái chế thành những vật liệu xây dựng như thép, nhôm tấm, ống kim loại… Hay nó được tái chế thành các loại đồ gia dụng phục vụ cuộc sống con người như nồi, chảo,… Vật liệu tái chế từ kim loại cũng thường được sử dụng trong chế tạo các linh kiện ô tô, xe máy.
  • Thuỷ tinh: Các chai, lọ thuỷ tinh thường được tái chế trở thành bình cắm hoa, vật phẩm trang trí hay gạch thuỷ tinh…
  • Cao su tái chế: Ví dụ như các hạt nhựa cao su làm vật liệu đường, vỉa hè, tái chế làm lốp xe…

Có thể thấy rằng, các vật phẩm tái chế phế liệu được ứng dụng rộng rãi trong các ngành:

  • Xây dựng: Được tái chế dùng trong công trình nhà ở, công cộng hay làm hạt nhựa rải đường 
  • Sản xuất: Vật liệu được tái chế dùng nhiều trong công đoạn sản xuất đồ gia dụng, bao bì hay các loại linh kiện điện tử…
  • Nông nghiệp: Một số loại rác thải được tái chế thành phân bón, vật liệu phủ đất hoặc làm thành các hệ thống tưới tiêu vườn 
Các sản phẩm được tạo ra trong quá trình tái chế
Các sản phẩm được tạo ra trong quá trình tái chế

Tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế

Theo dự đoán của rất nhiều chuyên gia, ngành công nghiệp tái chế rất có triển vọng phát triển trong tương lai. Điều này được giải thích là vì nhu cầu về các sản phẩm tái chế liên tục tăng mạnh trong nhiều năm nay. Nó xuất phát từ nhận thức bảo vệ môi trường của con người và sự khan hiếm một cách trầm trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tất cả các công nghệ tái chế liên tục được nhiều đơn vị cải tiến và nâng cao hiệu quả làm việc. Vì thế, chất lượng sản phẩm tái chế gần như đạt mức chạm đỉnh. Điều đáng nói hơn là Chính phủ Việt Nam, tổ chức quốc tế rất ủng hộ việc tái chế phế liệu và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để ngành công nghiệp này ngày càng phát triển.

Mặt khác, ngành công nghiệp tái chế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng kinh tế tuần hoàn. ó góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tác động tiêu cực tới môi trường.

Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong tương lai, ngành công nghiệp tái chế có tiềm năng phát triển vô cùng lớn mạnh. Không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà công nghệ tái chế còn giúp con người chúng ta được sống trong môi trường xanh, sạch và an toàn nhất.

Trong tương lai, ngành tái chế sẽ càng phát triển
Trong tương lai, ngành tái chế sẽ càng phát triển

Phế Liệu Sao Việt – Đối tác tin cậy trong thu mua và tái chế phế liệu

Phế Liệu Sao Việt là đơn vị chuyên thu mua và tái chế phế liệu với quy trình chuyên nghiệp, nhanh chóng và mức giá cạnh tranh. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ uy tín, giúp khách hàng giải quyết phế liệu một cách hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Các loại phế liệu chúng tôi thu mua:

Khu vực thu mua trên toàn quốc:

Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết:
Giá thu mua cao – Định giá chính xác, cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Thu mua tận nơi – Hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Tái chế bền vững – Góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải và tiết kiệm tài nguyên.

Lựa chọn Phế Liệu Sao Việt không chỉ giúp bạn giải quyết phế liệu mà còn góp phần chung tay bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Lời kết

Tái chế phế liệu không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Với các bước thu gom, phân loại và xử lý phù hợp, phế liệu có thể trở thành nguồn nguyên liệu giá trị, góp phần giảm thiểu rác thải và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Phế liệu Sao Việt là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thu mua và tái chế phế liệu, giúp tối ưu hóa giá trị của các vật liệu tái chế. Việc đẩy mạnh tái chế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay tại:

Công ty TNHH Phế Liệu Sao Việt

Địa chỉ: 7 Đường Số 3, Tân Tạo A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline 24/7: 0938 606 669

Email: vankhang25@gmail.com

Thứ 2 - Chủ nhật:  7:00 am - 22:00 pm

Website: https://phelieu.vn/

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NHẬN THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO