Những cách xử lý nguyên liệu phế thải phổ biến nhất

1,8 triệu tấn phế thải – Đây là con số thống kê số lượng phế thải mà Việt Nam chúng ta thải ra môi trường hàng năm. Thật đáng kinh ngạc đúng không? Con số này báo động mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường trong tương lai và sức khoẻ cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì thế, tất cả chúng ta đều phải đau đầu nghĩ cách xử lý nguyên liệu phế thải.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thu mua phế liệu, Phế liệu Sao Việt đã chứng kiến cũng như thấu hiểu rõ tất cả những khó khăn trong xử lý nguyên liệu phế thải. Đơn vị hiểu rõ mọi công đoạn phân loại, thu gom đến tái chế đều đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ, nguồn lực. Chính vì vậy, Phế liệu Sao Việt đã không ngừng cải tiến dịch vụ, đưa đến những giải pháp tân tiến nhất. 

Đơn vị nhận thu mua phế liệu phế thải trên toàn quốc, không giới hạn số lượng. Đồng thời, Phế liệu Sao Việt cũng kết nối với các đối tác tái chế uy tín nhất để xử lý nguyên liệu phế thải hiệu quả, an toàn và chất lượng. Đơn vị luôn tin rằng, với sự nỗ lực của doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tối đa lượng phế thải và góp phần xây dựng nên một tương lai xanh cho đất nước.

Cần ưu tiên triển khai các cách xử lý nguyên liệu phế thải
Cần ưu tiên triển khai các cách xử lý nguyên liệu phế thải

Phân loại nguyên liệu phế thải

Công tác phân loại nguyên liệu phế thải góp ích rất lớn cho quá trình tái chế phế liệu phế thải:

  • Tăng hiệu quả xử lý và tái chế: Khi phế thải được phân loại đúng cách, mỗi loại sẽ được xử lý theo phương pháp tối ưu, giúp tăng tỷ lệ tái chế, giảm lãng phí và tiết kiệm tài nguyên.

  • Giảm chi phí xử lý: Việc phân loại giúp giảm chi phí vận chuyển, xử lý và lưu trữ phế liệu. Phế thải được phân loại sẵn giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong các công đoạn tái chế.

  • Giảm ô nhiễm môi trường: Phân loại giúp hạn chế việc chôn lấp hoặc đốt rác không đúng cách, từ đó giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ đất, nước và không khí khỏi các chất độc hại.

  • Tăng giá trị tài nguyên: Những nguyên liệu có thể tái chế như kim loại, giấy, nhựa… sẽ có giá trị cao hơn khi được phân loại đúng, từ đó có thể tái sử dụng và mang lại lợi ích kinh tế.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng: Phân loại phế thải giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tái chế và giảm thiểu rác thải.

Các loại nguyên liệu phế thải phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các loại nguyên liệu phế thải phổ biến có thể được phân thành các nhóm sau:

  • Phế thải kim loại: Bao gồm các vật liệu như sắt, thép, đồng, nhôm, chì và các kim loại khác. Đây là loại phế thải có thể tái chế được và có giá trị cao.

  • Phế thải giấy: Các loại giấy báo, bìa carton, giấy vụn, bao bì giấy và các sản phẩm giấy khác thường được thải bỏ sau khi sử dụng. Chúng có thể được tái chế để tạo ra các sản phẩm giấy mới.

  • Phế thải nhựa: Các vật dụng bằng nhựa như chai nhựa, túi nilon, các sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhựa là loại phế liệu khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường, vì vậy tái chế nhựa rất quan trọng.

  • Phế thải điện tử: Bao gồm các thiết bị điện tử cũ như máy tính, điện thoại, tivi, linh kiện máy tính, laptop,… Những phế liệu này chứa nhiều kim loại quý và có thể tái chế được.

  • Phế thải hữu cơ: Thực phẩm thừa, rau củ quả, lá cây và các loại phế liệu từ nông sản. Đây là loại phế thải dễ phân hủy và có thể dùng để sản xuất phân compost hoặc biogas.

  • Phế thải từ xây dựng: Bao gồm gạch, bê tông, cột gỗ, vữa, các vật liệu xây dựng khác. Những phế liệu này có thể tái chế để phục vụ cho các công trình xây dựng khác.

  • Phế thải nguy hại: Các loại phế liệu chứa hóa chất độc hại như pin, ắc quy, dung dịch hóa chất, thuốc trừ sâu và các vật liệu nguy hiểm khác. Đây là loại phế thải cần được xử lý đặc biệt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

Có rất nhiều loại phế liệu trên thị trường
Có rất nhiều loại phế liệu trên thị trường

Hướng dẫn phân loại phế thải tại nguồn

Có khá nhiều cách để phân loại phế thải tại nguồn. Trong số đó, những cách dễ thực hiện nhất là:

  • Phân loại tại hộ gia đình: Gia chủ chỉ cần chủ động chuẩn bị các thùng chứa riêng cho từng loại phế thải. Ví dụ như thùng đựng phế thải hữu cơ, hộp đứng phế thải tái chế, hộp đựng phế thải điện tử… Cách phân loại này nên được áp dụng ngay sau khi có rác thải. Hơn nữa, bạn cần phải chủ động làm sạch phế thải trước khi bỏ vào thùng chứa để tránh gây mùi, ô nhiễm môi trường
  • Phân loại tại doanh nghiệp, nhà máy: Các chủ doanh nghiệp cần phải lập nên quy trình phân loại phế liệu công nghiệp và phổ cập rộng rãi cho nhân viên. Đồng thời, chủ động chuẩn bị thùng chứa, thiết bị phân loại chuyên dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên hợp tác với các đơn vị xử lý phế thải uy tín để quá trình này được thực hiện suôn sẻ và thành công
  • Sử dụng các thùng chứa, ký hiệu phân loại: Cách phân loại này nên áp dụng trong môi trường công cộng để nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động của mọi người. Hãy sử dụng tới các thùng chứa có màu sắc và ký hiệu để phân biệt những thùng đựng phế thải riêng biệt. Ví dụ, thùng màu xanh lá thì đựng các loại rác thải hữu cơ, thùng màu vàng dành cho những rác thải có thể tái chế. Trong khi đó, thùng màu đỏ dùng để chứa những rác thải độc hại khác…
Có khá nhiều cách để phân loại phế liệu phế thải
Có khá nhiều cách để phân loại phế liệu phế thải

Các phương pháp xử lý nguyên liệu phế thải phổ biến hiện nay

Hiện tại, người dân Việt Nam vẫn đang áp dụng nhiều cách xử lý nguyên liệu phế thải khác nhau. Những cách phổ biến nhất gồm có:

Phương pháp chôn lấp

Với phương pháp chôn lấp, các loại rác thải khi được vận chuyển đến bãi chôn sẽ được nén chặt rồi phủ đất lên trên. Sau đó, các đơn vị chứng năng sẽ lắp đặt hệ thống xử lý nước rỉ rác cùng với khí meta. Điều này giúp ngăn chặn mùi hôi thối và hạn chế tối đa sự phát tác của các chất ô nhiễm có trong rác thải.

Cách xử lý nguyên liệu phế thải này chỉ thực sự phù hợp với những loại rác thải thông thường, rác xây dựng hoặc những loại phế liệu không gây hại tới đất và nước. Chi tiết các điểm ưu và nhược của phương pháp chôn lấp phế thải như sau:

Ưu điểmNhược điểm
  • Ngay lập tức xử lý được lượng lớn rác thải
  • Chi phí đầu tư, xử lý rác vô cùng thấp
  • Thường chiếm diện tích đất lớn
  • Ẩn chứa nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước
  • Có thể sản sinh và gây rò rỉ khí metan, ảnh hưởng xấu tới khí hậu

Phương pháp đốt

Đây là cách xử lý nguyên liệu phế thải được nhiều người dân áp dụng. Đối với các lò đốt rác thải của nhà nước, quy trình xử lý sẽ diễn ra như sau:

Đầu tiên, rác thải được thu gom và tập trung về các lò đốt đã trang bị sẵn thiết bị chuyên dụng. Tiếp đó, nhân viên sẽ khởi động lò và đốt cháy lượng rác thải có bên trong. Cuối cùng, nhiệt lượng được sản sinh trong quá trình đốt sẽ dùng để sản xuất điện hoặc các thiết bị hơi nước.

Nhiều người dân chọn cách đốt phế liệu sinh hoạt gia đình
Nhiều người dân chọn cách đốt phế liệu sinh hoạt gia đình

Ưu điểm nổi trội của phương pháp đốt là có thể giảm nhanh thể tích rác thải trong môi trường và thu hồi lượng lớn nhiệt lượng. Tuy nhiên, phương pháp này lại mang tới điểm trừ lớn là có thể gây ô nhiễm không khí, tạo ra lượng lớn tro xỉ cần phải xử lý đúng cách. Hơn nữa, chi phí đầu tư cho các lò đốt và nhân công vô cùng lớn.

Phương pháp đốt thường được ứng dụng trong quá trình xử lý các loại rác thải công nghiệp hoặc rác thải sinh hoạt có thể đốt cháy.

Phương pháp tái chế

Có lẽ, cách xử lý nguyên liệu phế thải này không được nhiều người biết đến. Trên thực tế, phương pháp này vẫn đang được nhà nước thí điểm và thúc đẩy triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc.

Với tái chế cơ học:

  • Quy trình tái chế nhựa thường là: Tất cả các loại nhựa phế liệu sau khi được làm sạch và nghiền nhỏ thì đưa vào lò để nấu chảy. Quá trình nung này sẽ tạo ra các hạt nhựa tái chế và ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, công nghiệp thẩm mỹ…
  • Quy trình tái chế kim loại: Mọi loại kim loại phế liệu sau khi được phân loại sẽ tiếp tục được làm sạch. Sau đó, phía nhân viên xử lý sẽ đưa vào lò nung chảy và đúc thành các sản phẩm tái chế mới.
  • Tái chế giấy: Bìa giấy, Carton, giấy nháp… được đưa vào máy nghiến nát, tẩy mực. Sau đó, ép thành những tấm giấy mới, để tiếp tục sử dụng.
  • Tái chế thuỷ tinh: Những vật dụng được làm từ chất liệu thuỷ tinh sẽ được phân loại, làm sạch. Sau đó, nung chảy và đổ vào khuôn tạo thành các sản phẩm mới.
Phương pháp tái chế mang nhiều ưu điểm lớn
Phương pháp tái chế mang nhiều ưu điểm lớn

Tái chế hoá học:

Có 2 công nghệ tái chế hoá học được áp dụng phổ biến là:

  • Phân huỷ các phế liệu nhựa thành oligome. Sau đó, biến chúng thành nguồn nguyên liệu thứ cấp để sản xuất lượng nhựa tái chế mới.
  • Chuyển đổi tất cả các loại rác hữu cơ thành nhiên liệu sinh học

Tái chế năng lượng: Áp dụng với phương pháp đốt rác thải để tạo ra nhiệt năng sản xuất điện

Thực tế tái chế phế liệu tại Việt Nam

Ngành công nghiệp tái chế phế liệu ở nước ta vẫn đang trong quá trình phát triển. Đặc biệt, các lĩnh vực như tái chế nhựa, giấy và kim loại đã có những bước tiến đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra giải pháp xử lý phế liệu hiệu quả, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tuy nhiên, quá trình tái chế phế liệu tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, việc phân loại rác ngay từ đầu nguồn chưa thực sự hiệu quả, gây khó khăn cho quá trình xử lý. Bên cạnh đó, sự đầu tư vào công nghệ tiên tiến còn hạn chế, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tái chế. Để ngành tái chế phát triển bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách, doanh nghiệp và ý thức cộng đồng.

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học này khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Không phải ai cũng hiểu và đã từng áp dụng phương pháp xử lý sinh học này. Hiểu một cách đơn giản, đây là cách xử lý nguyên liệu phế thải dựa trên các vi sinh vật. Những vi sinh vật được đưa vào rác thải để phân huỷ tất cả các chất hữu cơ có bên trong.

Vi sinh vật sẽ chuyển hoá và biến chất hữu cơ, chất khoáng có trong rác thải làm thức ăn. Từ đó, luân chuyển, tổng hợp tế bào mới và nhân đôi lượng vi sinh vật. Những phương pháp xử lý sinh học được sử dụng nhiều nhất hiện tại gồm có ủ phân, xử lý nước thải bằng vi sinh vật.

Xử lý phế thải bằng vi sinh vật
Xử lý phế thải bằng vi sinh vật

Quy trình xử lý một số loại nguyên liệu phế thải cụ thể

Dưới đây là các thông tin chi tiết hơn về quy trình xử lý một số nguyên liệu phế thải thường gặp:

Quy trình xử lý nhựa phế liệu

Để biết được hiệu quả xử lý nhựa phế liệu thế nào, bạn không nên chỉ dừng lại ở cách xử lý nguyên liệu phế thải mà còn cần nắm bắt thông tin về quy trình thực hiện. Với nhựa phế liệu, thông thường, các đơn vị sẽ tiến hành xử lý với những bước chính dưới đây:

Bước 1: Tiến hành lựa chọn và phân loại nhựa. Ví dụ như nhựa PET, HDPE, PVC… Mục đích của việc phân loại là hạn chế mức độ ô nhiễm và tái chế nguồn nhựa chất lượng nhất.

Bước 2: Vệ sinh tất cả các phân loại nhựa phế liệu. Làm sạch bề mặt để loại bỏ tối đa bụi bẩn hay các tạp chất bám bên trên

Bước 3: Băm nghiền nhựa phế liệu bằng các dụng cụ chuyên dụng để dễ dàng hơn trong xử lý, tái chế

Bước 4: Rửa lại các mảnh vụn nhựa bằng nước sạch và chất tẩy rửa. Quá trình này sẽ loại bỏ toàn bộ những chất ô nhiễm còn sót lại trước đó.

Bước 5: Sấy khô toàn bộ nhựa và kiểm tra chất lượng của chúng sau khi đã được tái chế. Cuối cùng nấu chảy nhựa vụn để tạo thành những hạt nhựa tái chế khác.

Quy trình xử lý nhựa phế liệu khá phức tạp
Quy trình xử lý nhựa phế liệu khá phức tạp

Quy trình xử lý rác thải xây dựng

Thông tin về quy trình xử lý rác thải xây dựng như sau:

Bước 1: Phân loại

Rác thải xây dựng thường có nhiều phân loại. Ví dụ như bê  tông, gạch, gỗ, kim loại, cốt thép… Vì thế quá trình này thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi người phân loại phải có sự hiểu biết nhất định về phế thải.

Bước 2: Tách tạp chất

Sau khi đã phân loại, nhân viên xử lý sẽ tiến hành loại bỏ các tạp chất bám chặt trên phế liệu như đất, cát hoặc một số loại rác thải sinh hoạt.

Bước 3: Nghiền nát

Sử dụng các vật dụng chuyên biệt để nghiền nát gạch, bê tông, cốt thép… Thành phẩm ở bước này là những mảnh vụn phế liệu nhỏ.

Bước 4: Sàng lọc, tái sử dụng

Tất cả những mảnh vụn đều được nhân viên tiến hành sàng lọc để phân thành những nguyên liệu tái chế mới. Sau đó, sử dụng chúng để sản xuất các vật liệu xây dựng mới.

Bước 5: Xử lý tất cả các rác thải còn sót lại

Bước này chủ yếu loại bỏ và xử lý những chất thải nguy hại một cách riêng biệt để hạn chế cao nhất sự ảnh hưởng của chúng tới môi trường, sức khoẻ con người.

Nghiền nát các phế liệu xây dựng
Nghiền nát các phế liệu xây dựng

Quy trình xử lý phế liệu kim loại

Tương tự như các loại phế liệu khác, quy trình thực hiện xử lý phế liệu kim loại diễn ra với 6 bước chính:

  • Đầu tiên là thu gom phế liệu kim loại từ hộ dân, nhà xưởng, doanh nghiệp và phân loại chúng thành các danh mục đồng, nhôm, gang, thép, sắt…
  • Tiếp đến, làm sạch tất cả các kim loại đã được phân loại. 
  • Nghiền nát kim loại thành các kích thước khác nhau để tiện xử lý
  • Nung chảy kim loại trong lò nóng có nhiệt độ cao
  • Tinh luyện số lượng kim loại thu được để loại bỏ những tạp chất lẫn vào bên trong
  • Cuối cùng là đúc khuôn và tạo hình thành những sản phẩm mới.
Quy trình xử lý phế liệu kim loại thường yêu cầu cao về mặt chuyên môn
Quy trình xử lý phế liệu kim loại thường yêu cầu cao về mặt chuyên môn

Lựa chọn phương pháp xử lý phế thải phù hợp

Các yếu tố cần cân nhắc kỹ khi chọn phương án xử lý rác thải gồm:

  • Loại phế thải: Mỗi một loại phế thải sẽ mang đặc tính và thành phần riêng biệt. Vì thế, cách xử lý phải khác biệt thì mới cho hiệu quả tái chế cao. Ví dụ, các loại phế thải hữu cơ chỉ có thể xử lý theo phương pháp ủ phân. Trong khi đó, những phế liệu kim loại thì có thể tái sử dụng và xử lý theo phương pháp tái chế.
  • Khối lượng: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cũng như chi phí thực hiện. Nếu lượng phế thải lớn và khó tái chế thì nên áp dụng phương pháp chôn lấp. Ngược lại, nếu phế thải nhỏ và vừa thì cân nhắc phương pháp tái chế
  • Chi phí: Các chi phí liên quan đến xử lý phế thải thường bao gồm, chi phí đầu tư, vận hành máy móc, bảo trì bảo dưỡng thiết bị… Do đó, bạn cần phải cân nhắc để lựa chọn phương án xử lý hợp với túi tiền.
  • Quy định pháp luật: Tất cả các công tác xử lý phế thải đều cần đáp ứng được điều kiện tối thiểu là phù hợp với quy định pháp luật nước nhà. Đây là điều tất yếu và cần nghiêm túc tuân thủ.
  • Công nghệ hiện có: Yếu tố này đòi hỏi bạn cần phải xem xét tính khả thi và hiệu quả của công nghệ xử lý rác thải tại nơi đang sinh sống. 
  • Mục tiêu tái chế/xử lý: Bạn cũng cần xác định rõ mục tiêu xử lý là để tái chế hay giảm thiểu, tiêu huỷ rác thải. 
Cân nhắc các yếu tố liên quan trước khi chọn phương pháp xử lý phế liệu
Cân nhắc các yếu tố liên quan trước khi chọn phương pháp xử lý phế liệu

Chi phí và lợi ích của việc xử lý nguyên liệu phế thải

Nằm lòng các cách xử lý nguyên liệu phế thải nhưng bạn đã từng nghĩ về chi phí và những lợi ích mà những phương án trên đưa lại? 

Chi phí xử lý rác thải thường bao gồm những khoản phí dưới đây:

  • Chi phí thu gom: Các đơn vị cần phải chi tiền để thu gom lượng rác thải, phế liệu đồng, nhôm, sắt trên thị trường, từ người dân, nhà xưởng…
  • Chi phí vận chuyển: Khối lượng phế thải càng lớn thì chi phí vận chuyển sẽ càng cao. Hơn nữa, nếu ở xa thì chi phí này sẽ không ngừng được nâng cao.
  • Phương án xử lý: Nếu chôn lấp, cần chịu các chi phí xây dựng bãi, vận hành, bảo trì và xử lý nước rỉ rác, khí metan. Trường hợp áp dụng phương pháp đốt thì cần tính chi phí xây dựng lò đốt, vận hành, bảo trì lò đốt cùng với các khoản phí xử lý tro xỉ. Khi tái chế, bạn cần tính tới chi phí xây dựng nhà máy tái chế, thu gom, phân loại rác thải cùng với sản xuất vật phẩm mới…
Xử lý phế thải mang lại nhiều lợi ích lớn
Xử lý phế thải mang lại nhiều lợi ích lớn

Các lợi ích lớn mà xử lý phế thải mang lại là:

Về kinh tế:

  • Giúp tạo ra một phần nguyên liệu thứ cấp 
  • Thúc đẩy phát triển cho ngành công nghiệp tái chế, tạo việc làm cho bộ phận dân cư và thu nhập
  • Tiết kiệm tối đa các chi phí để xử lý rác thải

Đối với môi trường:

  • Giảm thiểu tối đa khả năng ô nhiễm đất, nước, không khí
  • Bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường

Với xã hội:

  • Giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
  • Góp phần tạo môi trường sống an toàn, xanh – sạch

Chính sách và quy định pháp luật về xử lý phế thải tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam chúng ta từ trước đến nay vẫn quan tâm và không ngừng thúc đẩy công tác xử lý phế thải. Những văn bản pháp luật về xử lý phế thải ở nước ta có:

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020: Nêu rõ các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý và quản lý chất thải. Trong các điều khoản của luật quy định cụ thể về nguyên tắc, chính sách và những biện pháp quản lý chất thải. 
  • Nghị định 38/2015/NĐ – CP: Nghị định nêu rõ và chi tiết trong quản lý chất thải rắn, những chất thải có nguy hại lớn và phế liệu. Đồng thời, đưa ra các quy định cụ thể liên quan tới công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải.
  • Thông tư 08/2017 của Bộ Xây Dựng: Nêu rõ các quy định về xử lý rác thải nguy hại. Đồng thời, các hình phạt đối với việc xử lý rác thải chất rắn không đúng cách.
Nhà nước rất khuyến khích tái chế phế liệu
Nhà nước rất khuyến khích tái chế phế liệu

Các quy định về kinh doanh phế liệu ở mục xử phạt vi phạm được nêu rõ như sau:

  • Tất cả những hành vi vi phạm tới quản lý chất thải sẽ bị phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Các hành vi được quy vào vi phạm gồm: xả rác trái phép, không phân loại chất thải, không xử lý chất thải đúng cách

Chính sách khuyến khích tái chế như sau:

  • Nhà nước tổ chức các ưu đãi lớn về mức thuế, phí với những cá nhân, doanh nghiệp thực hiện dự án tái chế, xử lý phế thải
  • Hỗ trợ đầu tư mạnh vào công tác xây dựng những cơ sở tái chế 

Tổng Kết

Trên đây là chi tiết cách xử lý nguyên liệu phế thải tối ưu và tiết kiệm nhất. Phế liệu Sao Việt là một trong số các đơn vị có thâm niên thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải uy tín bậc nhất thị trường. Với hơn 15 năm trong ngành, đơn vị tự hào là nơi đáng để khách hàng gửi gắm niềm tin, bán phế liệu giá cao và xử lý rác thải đúng công nghệ.

Công ty TNHH Phế Liệu Sao Việt

Địa chỉ: 7 Đường Số 3, Tân Tạo A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline 24/7: 0938 606 669

Email: vankhang25@gmail.com

Thứ 2 - Chủ nhật:  7:00 am - 22:00 pm

Website: https://phelieu.vn/

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NHẬN THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO