Với một vài bước nhẹ nhàng và tiết kiệm, các cô giáo mầm non có thể tạo ra hàng loạt cây xanh ngay tại trường để phục vụ cho công tác giảng dạy. Điều đặc biệt là cách làm cây xanh từ vật liệu phế thải lại rất tiết kiệm, dễ làm và không gây ô nhiễm môi trường.
Vật liệu để làm cây xanh từ phế liệu có thể là chai nhựa, giấy màu, bìa carton, vải nỉ hay giấy bạc, xốp bọt… Các bước tạo cây xanh từ phế liệu được thực hiện hết sức đơn giản. Bạn chỉ có thể ngồi tại nhà hay bất cứ đâu đều có thể làm được.
Phế liệu Sao Việt chuyên thu mua phế liệu toàn quốc số lượng lớn tin rằng, bất cứ ai trong số chúng ta cũng sẽ có những thành phẩm đáng nhớ.
Cách làm cây xanh bằng nhựa
Nguyên liệu chính cần chuẩn bị để thực hiện cách làm cây xanh từ vật liệu phế thải là chai nhựa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm dao rọc giấy, kéo cắt, thép nhỏ, giấy trắng cùng băng dính, khuy tròn và đá nhỏ. Sau đó, thực hiện cẩn thận theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Hãy làm sạch chai nhựa đã chuẩn bị. Tiếp đó, cắt lấy phần thân giữa của chai nhựa thành nhưng thanh nhỏ và tỉa chúng thành hình lá dừa. Tỉa tầm 13 – 15 thanh bạn sẽ được những chiếc lá xinh đẹp.
Bước 2: Gập đôi que thép và quấn phần giấy trắng bên ngoài. Hãy chú ý quấn lớp giấy sao cho đủ dày để tạo phần thân cho cây dừa có độ chắc chắn cao. Quấn tiếp băng dính màu nâu trên lớp giấy trắng để tạo màu sắc chân thực cho thân cây dừa. Trong quá trình cuốn bạn cần khéo léo sắp đặt và lồng ghép các lá dừa vào bên trong nhé!
Bước 3: Ở bước này, các bạn cần phải tự tạo quả dừa từ những chiếc khuy tròn đã chuẩn bị trước đó. Nếu những chiếc khuy có màu khác nhau, hãy điểm nét xanh cho chúng bằng cách bỏ vải màu xanh bên ngoài. Sau đó, dán từng “quả” lên cây dừa bằng keo dán. Vị trí của các quả bạn có thể tuỳ ý sắp đặt, miễn rằng nhìn tổng quát hợp nhãn là được.
Bước 4: Dùng các viên đá nhỏ gán chặt với phần gốc cây để giúp cây dừa đứng vững hơn.
Nếu bạn vội e ngại rằng bàn tay không đủ khéo léo để làm cây xanh từ phế thải, hãy xem ngay video hướng dẫn dưới đây:
Cách làm cây xanh bằng giấy màu
Đây cũng là một cách làm cây xanh từ vật liệu phế thải dễ mà ai cũng có thể thực hành ngay. Vật liệu bạn cần chuẩn bị gồm: giấy màu, kéo, ghim giấy, bút và một chút keo dán. Cách làm cây xanh cụ thể như sau: Bước 1: Dán 2 đầu 1 tấm giấy màu xanh và 1 tấm giấy màu nâu lại với nhau. Sau đó, vứt bỏ tất cả những phần rìa thừa thải.
Bước 2: Tạo hình dáng nửa cái cây xanh trên tờ giấy trắng rồi dùng kéo cắt ra. Tiếp đó, đặt nó lên tấm giấy màu nâu – xanh đã gán chặt rồi từ từ điều chỉnh, gấp giấy màu thành từng tấm phù hợp với hình dạng của nửa cái cây.
Bước 3: Dùng bút phác lại toàn bộ rồi cắt ra. Hãy nhớ rằng, sau khi cắt bạn cần trải giấy màu ra và dùng ghim tay cố định lại. Cuối cùng từ từ gỡ các phần của cây ra để cây có thể trụ vững trên mặt phẳng.
Làm cây xanh mầm non từ bìa carton và vải nỉ
Trong số các cách làm cây xanh từ vật liệu phế thải thì đây là cách khó thực hiện nhất. Tuy nhiên, thành quả mà bạn nhận được sau khi làm cây xanh từ bìa carton và vải nỉ lại đẹp đến kinh ngạc. Vì thế, khi có vải nỉ thừa và bìa carton đừng quên áp dụng ngay cách làm cây xanh dưới đây!
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ: bìa carton, vải nỉ có màu xanh, bút vẽ và 1 chiếc kéo cắt vải. Sau đó, làm cây theo chỉ dẫn:
Bước 1: Phác hoạ thân và cành lá chính của cây xanh lên bìa carton. Sau đó, dùng kéo cắt theo những nét vẽ trước đó và bỏ phần bìa carton thừa.
Bước 2: Dùng sơn màu nâu, đen để tô màu cho phần thân của cây. Đối với phần lá, cành cây và quả thì các bạn có thể sử dụng tùy thích những màu như xanh, đỏ, vàng, vàng đốm nâu…
Bước 3: Vẽ chiếc lá trên vải nỉ rồi cắt ra để gắn trực tiếp lên cây. Bạn có thể dùng keo dán lá lên các vị trí khác nhau trên cành cây theo ý thích.
Hướng dẫn làm cây xanh mầm non từ giấy bạc và xốp bọt
Giấy bạc và xốp bọt tưởng chừng phế liệu nhưng trên thực tế, chúng ta có thể chế tác thành nhiều sản phẩm “xanh”. Một trong số đó là làm cây xanh từ giấy bạc và xốp bọt để ứng dụng trong công tác giảng dạy mầm non, vui chơi cùng các bé.
Cách làm cây xanh từ vật liệu phế thải là giấy bạc và xốp bọt như sau:
Bước 1: Tạo thân cây bằng tấm giấy bạc và cố định trụ bằng nắp hộp cùng keo dán.
Bước 2: Tiếp tục tạo các cành cây nhỏ bằng giấy bạc.
Bước 3: Dùng xốp bột màu xanh để tạo lá cây. Các bạn có thể thỏa sức sáng tạo tên hoặc những chữ cái yêu thích lên lá cây.
Bước 4: Gắn lá lên cành cây ở những vị trí mà bạn cảm thấy phù hợp. Cuối cùng điều chỉnh lại cành cây và lá cho đến khi vừa ý.
Hướng dẫn cách làm cây thông Noel dịp giáng sinh
Ai trong số chúng ta cũng đã không ít lần nhìn thấy hình ảnh cây thông Noel. Trong các dịp lễ giáng sinh, dọc đường phố, trong cửa tiệm hay nhà thờ, cây thông Noel được trang trí với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Giờ đây, bạn cũng có thể thoải mái làm một cây thông Noel tại nhà từ ý tưởng tái chế phế liệu giấy nhún. Vật liệu bạn cần chuẩn bị để làm cây thông Noel lúc này là giấy nhún, dây kẽm cùng với keo dán và 01 chiếc kéo.
Bước 1: Cắt giấy nhún thành từng đoạn có độ dài 2 – 3 cm. Trên từng đoạn giấy nhún tiếp tục cắt ra những đường mảnh liên tục để tạo tua rua như lá cây thông.
Bước 2: Tạo thân cây thông từ dây kẽm và dán các đoạn giấy nhún xung quanh thân. Cố định các nhánh thông đã tạo vào thân cây bằng băng keo trong suốt. Độ cao và dày của mỗi cây thông bạn có thể điều chỉnh theo ý thích.
Bước 3: Điều chỉnh thân cây và các cành cây thông sao cho có dáng cây thông đẹp nhất.
Trên đây là chi tiết các cách làm cây xanh từ vật liệu phế thải. Phế liệu Sao Việt tin rằng, mỗi một quý bạn đọc đều khéo léo và dễ dàng tạo ra nhiều thành phẩm tuyệt vời. Vì thế, đừng ngần ngại thử sức và tận dụng các loại phế liệu có trong gia đình. Đơn vị cũng liên tục cập nhật các ý tưởng làm trang phục từ phế liệu và nhiều mẹo hay khác, đừng quên truy cập website để biết thêm chi tiết nhé!
Mr. Khang là CEO của Công ty TNHH Phế Liệu Sao Việt. Ông là một chuyên gia giàu kinh nghiệm với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và thu mua phế liệu giá cao trên toàn quốc. Ông sở hữu kiến thức sâu rộng về thị trường phế liệu, từ các loại vật liệu như sắt, thép, nhôm, nhựa, đến vải và các loại phế liệu khác.
Có thể bạn quan tâm
Làm đồ dùng gia đình bằng phế liệu đơn giản tại nhà
Cách phân biệt các loại nhựa phế liệu chuẩn xác nhất
Hợp kim là gì? Tìm hiểu về tất tần tật về hợp kim